CƠ CHẾ DƯỢC LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT VÀ
VAI TRÒ CỦA NHÓM THUỐC THÚC ĐẨY BÙ TRỪ TIỀN ĐÌNH
TS. BS. Võ Hồng Khôi (1,2,3), ThS. BS. Nguyễn Hải Anh ( 1,3)
(Biên soạn)
1. Trung tâm Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai
2. Bộ môn Thần kinh - Đại học Y Hà Nội
3. Bộ môn Thần kinh – Đại học Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội
Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp trên lâm sàng với nguyên nhân được chia thành hai nhóm chính gồm tổn thương ngoại biên và trung ương. Các bệnh lý tiền đình ngoại biên phổ biến nhất bao gồm Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, Ménière, Viêm dây thần kinh tiền đình, Migraine tiền đình và U dây thần kinh số VIII. Trong khi đó, chóng mặt trung ương có thể là hậu quả của các Bệnh lý mạch máu não, Viêm nhiễm, Chấn thương, Thoái hoá,…
Hiện tại, các nhóm thuốc điều trị chóng mặt bao gồm nhóm kháng cholinergic, kháng histamine, benzodiazepine, đối vận kênh calci, đối vận dopamine và đặc biệt là nhóm thuốc kích thích khả năng bù trừ tiền đình có liên quan đến hệ glutamate đang được ứng dụng nhiều trên lâm sàng. Các thuốc này có khả năng tác động lên nhiều cơ chế khác nhau. Chúng có thể điều chỉnh mức độ bệnh (ví dụ: ức chế tiền đình) hoặc tác động đến chính nguyên nhân gây bệnh (như trường hợp sử dụng chất đối vận kênh calci để điều trị Migraine tiền đình). Đa số các nhóm thuốc này, đặc biệt là các thuốc gây an thần, đều có khả năng điều hoà mức độ bù trừ sau tổn thương tiền đình. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc sử dụng thuốc, các liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình cũng được ứng dụng như một trong những bước cơ bản của quá trình điều trị. Hiểu biết về dược lý của các thuốc điều trị chóng mặt sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát và lựa chọn được nhóm thuốc phù hợp với bệnh nhân của mình. Trong phạm vi bài báo ngày hôm nay, chúng tôi xin phép được trình bày về tác dụng dược lý của các thuốc điều trị chóng mặt, đặc biệt là các thuốc hiện có sẵn tại thị trường Việt Nam.
Sinh lý học chóng mặt
Các chất dẫn truyền trung gian tham gia vào cơ chế gây chóng mặt
Các nhóm thuốc điều trị chóng mặt
Các thuốc tác động đến khả năng bù trừ tiền đình